4 tháng 4, 2024

Canh còng rau đắng (Crab Soup With Bitter Greens) - Ngọc Sơn (ca. 1990-1994)

Đường về thôn tre nghiêng che mái tranh
The road back to the hamlet, a length of bamboo shelters the homes
qua bến sông nghèo ai hát ru buồn
going past the poor river dock, who sings a sad lullaby
lời tình quê đong đưa tiếng võng trưa
words of love for home rock with the creaking of a hammock at noon
lối xưa ta về, tìm bóng quê nhà
I return on the old path, looking for an image of home

Xuồng ba lá nằm cong trên bến sông
A three plank boat sits arched at the river dock
man mác điệu ca dao như tiếng mẹ
an obscure folk lyric sounds like my mother
tiếng mẹ ru bên sông, xuôi nhớ về tuổi thơ
Her lullaby at the river, flows down remembering my youth
qua mấy nhịp cầu tre, thương nhớ lại chung lòng
Past a few bamboo bridges, longing again for a shared heart

Mẹ là ngọn gió quê hương
Mother is the breeze of my homeland
mẹ lưng còng khuôn mặt trầm ngâm
She bore crabs on her back, face lost in thought
bên bếp cá đang kho
At the stove, fish stewing
canh còng rau đắng, đắng như lời mẹ
Crab soup with bitter greens, bitter like her words
một nắng hai sương
For any sunlight, there was twice the dew
mẹ gom trăng, tránh sang gáo quay tròn
She gathered the moon, 
chờ con, chờ con
Wait for me, wait for me
Mẹ ơi! Con xót lòng thương mẹ
Oh mother! My heart is broken with love for you
xót lòng tha phương
It was broken because I've gone away
nhớ quê nhớ mẹ, nhớ điệu ca dao
Yearning for home, for mother, for that folk lyric.


Phi Nhung ca "Canh còng rau đắng."

2 tháng 4, 2024

báo phỏng vấn ông Vũ Thành Vinh, CEO Khang Media (2016)

Điều giúp các chương trình của chúng tôi được thị trường đón nhận là sự quen thuộc. Giống như một người ra nước ngoài ăn sơn hào hải vị hay ngập trong bơ sữa suốt một thời gian dài, nhìn thấy tô phở, khán giả hẳn sẽ ngấu nghiến nó.

Hiện tại, truyền hình Việt Nam đang bị “ngoại hóa”. Mảng chương trình thì bị Âu hóa, phim truyện thì toàn phim Hàn Quốc, Trung Quốc...

Ban đầu, khán giả sẽ hồ hởi đón nhận nhưng xem mãi cũng nhàm. Tất cả các chương trình do Khang Media sản xuất đều do chúng tôi nghiên cứu và tự lên ý tưởng, xây dựng format và tổ chức sản xuất... Chúng tôi hướng đến tính “thuần Việt” và bám sát đời sống của phần lớn khán giả đại chúng.

Thường thì những sân chơi truyền hình của Khang Media hướng đến tính đại chúng. Như Solo cùng bolero chẳng hạn, chúng tôi tìm đến những người bình dân, có khả năng hát lên những ca khúc từng bị xem là “sến” nhưng lại quen thuộc và gần gũi với đại đa số người dân.

Nhờ vậy, dù không có “sao” nhưng chương trình vẫn được đón nhận. Tôi nghĩ, đây không phải là bí quyết lớn lao gì cả, chỉ là tách mình ra khỏi đám đông.

What helps our programs to be well received by the market is familiarity. Like a person who goes abroad to eat delicious dishes or who soaks in butter for a long time, upon seeing a bowl of phở, the audience will probably devour it.

Currently, Vietnamese television is being "made foreign". Programs are Westernized, feature films are all Korean and Chinese...

At first, audiences will welcome it enthusiastically, but watching it forever will get boring. All programs produced by Khang Media are researched and conceived by us, creating formats and organizing production... We aim to be "purely Vietnamese" and closely follow the lives of the majority of the mass audience.

Usually, Khang Media's television playing field is aimed at mass audiences. Like Solo With Bolero, for example, we look for ordinary people, capable of singing songs that were once considered "cheesy" but are familiar and intimate for the majority of people.

Thanks to that, even though there are no "stars", the programs are still well received. I think, this is not a big secret, we just set ourselves apart from the crowd.

"CEO Khang Media: Tôi thích câu nói "Khác biệt hay là chết?"," Doanh Nhân Sài Gòn Online (31 tháng 3 2016)


27 tháng 3, 2024

xóm rạp hát (Theatre district) - Hoàng Lập Ngôn (1955)

Họa sĩ Hoàng Lập Ngôn vẽ bìa tạp chí Nghệ thuật thứ bảy


các sinh hoạt văn nghệ đầu năm 1955 ở Hà Nội. Có rạp Kim Phụng, rạp Kim Chung, tóc thơm Thôn, Sầm Sơn.

nguồn: Nghệ Thuật Thứ Bảy số 2 ngày 9-4-1955

25 tháng 3, 2024

Tuồng chi cái giống "cao bồi"... (1962)


Tuồng chi cái giống "cao bồi"
Pháo Xuân dùng để ghẹo người chơi Xuân

What kind of playacting for that race of "cowboys"
Spring fireworks used to taunt people enjoying Spring.
 
nguồn: Hải Phòng kiến thiết 11 tháng 2 1962

17 tháng 3, 2024

"Một buổi sáng văn hóa" (A Cultured Morning) - Vĩnh Anh (1976)


Ba bốn chục năm trước, thực dân Pháp muốn ru ngủ dan ta bằng giọng ca Tino Rissi [tức Rossi] qua bài “J’ai deux Amours” (Tôi có hai tình yêu) để dạy thanh niên các thuộc địa Pháp biết yêu thủ đô Par-ri mẫu quốc hơn Tổ quốc của mình. Rồi những ngày mới đây, hằng chục nghìn quán rượu được dựng lên để phục vụ cho năm trăm nghìn lính Mỹ và chư hầu. Những quán rượu này là hỏa ngục nhồi nặn thanh niên nam nữ để quằn quại, gào thét những lời ca, tiếng nhạc cuồng loạn mua vui cho bọn xâm lược. Mỹ-ngụy lại cho du nhập những thứ văn hóa kinh tởm qua các nhạc bản đó. Chẳng hạn bản Hey Jude quái đằn ca ngợi về xúi dục tệ đoan ma túy và nhục dục “Remember to let her under you skin, the you ll [tức will] bigin [tức begin] to make it better” (nhớ “chính” nó vào dưới da và bạn sẽ bắt đầu làm tình một cách khoái trá hơn).

Thirty or forty years ago, French colonizers wanted to lull our people with Tina Rossi's voice through the song "J'ai deux amours" in order to teach the youth of French colonies to love Paris the capitol of the motherland more than their fatherland. Then more recently, tens of thousands of bars were built to serve hundreds of thousands of American soldiers and their vassals. Those bars were a hell that manipulated young men and women so they writhe and scream out song lyrics, crazed music to entertain the invaders. American and its puppets imported their horrible cultural objects through that music. For example the obtuse song "Hey Jude" that praises the instigation and corruption of narcotics and carnality, "hãy cho nàng choán hết tâm trí bạn, rồi bạn sẽ làm cho tốt đẹp hơn" (remembering that it's "her" that is under your skin and you'll begin to make love in a more satisfying way.


nguồn:  Vĩnh Anh, "Một buổi sáng văn hóa," Giải phóng #146 (6 tháng 1 1976), tr. 3.


Tinh Rossi không hát "J'ai deux amours." Đó là bài ca do Josephine Baker làm nổi tiếng. Paul McCartney viết về hân vật "Jude" là con trai trẻ của John Lennon.

17 tháng 2, 2024

Le théâtre au secours du foot-ball (Kịch trường cứu trợ bóng đá) (1925)


Jeudi 19 mars 1925, à 20 h. 30, au Modern-Cinéma, rue d'Espagne, aura lieu une soirée théâtrale organisée par le Comité de la Société Sportive l'Étoile de Giadinh avec le concours de la troupe Phuoc-Xuong, et dont les recettes seront affectées à l'aménagement du terrain de foot-ball de L'Étoile de Giadinh.

Hôm thứ năm 19 tháng 3 1925, lúc 20 giờ 30 tại rạp Modern-Cinéma, đường d'Espagne (Lê Thánh Tôn), sẽ có một buổi biểu diễn bằng đêm của Hiệp Hội Thể Thao Ngôi Sao Gia Định với sự tham gia của gánh Phước Xương, về tiền thu sẽ được sử dụng với việc sắp xếp sân bóng đá của Ngôi Sao Gia Định.
 
Nguồn: L'Écho Annamite 17 tháng 3 1925

Cách đây gần 100 năm nhạc truyền thống nuôi bóng đá. Hiện nay bóng đá có nuôi nhạc truyền thống không?

12 tháng 2, 2024

Đồng chí (Comrade) - Chính Hữu (1948)

Quê hương anh nước mặn đồng chua
Your home village, brackish water, acidic fields
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
My poor village, ploughed earth turns over pebbles
Anh với tôi đôi người xa lạ
You and I were like strangers
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
From unappointed corners of the sky we get to know each other
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Guns side by side, adjoining heads
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Frosty nights under a shared blanket we became bosom friends
Đồng chí!
Comrade!

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Terrace fields you sent a bosom friend to plow
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
A room that cannot ignore the unsteady wind

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
The well, the banyan root remembering the person who went soldiering
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,
You and I know shivering cold
Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.
Fevers make us quiver, foreheads moistened with sweat.

Áo anh rách vai
Your shirt is frayed at the shoulder
Quần tôi có vài mảnh vá
My pants have a few patches
Miệng cười buốt giá
Smiling through the cutting frost
Chân không giày
Feet lacking shoes
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!
Fond of one another arm in arm!

Đêm nay rừng hoang sương muối
This evening the wild woods are in salty mist
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Standing next to each other we wait for the enemy to come
Đầu súng trăng treo.
At the gun's barrel a hanging moon.

nguồn: thivien.net, lấy từ Chính Hữu, Đầu súng trăng treo (NXB Văn học, Hà Nội, 1972).



7 tháng 2, 2024

Mùa xuân từ những giếng dầu - Phạm Minh Tuấn (1984)

Nhanh - Phấn Khởi - Quickly, Enthusiastically

Hu hú hu, Hà ha há ha Hu Hú hu Hà ha há ha
Mùa xuân đến từ những giếng dầu.
Spring is coming from those oil wells.
Mùa xuân đến từ những nụ hoa thắm màu.
Spring is coming from colorful blossoms.
Mùa xuân đến rạo rực lòng ta.
Spring comes thrilling our hearts.
Mùa xuân đến làm đẹp bài ca.
Spring comes beautify our songs.

Mùa xuân từ những giàn khoan.
Spring from those drills.
Giữa biển khơi nghìn trùng sóng vỗ.
On the high seas, thousands of breaking waves.
Mùa xuân từ những bàn tay với tấm lòng Việt Nam Liên Xô.
Spring from those arms with heart-felt feeling of Vietnam, Soviet Union

Mùa xuân từ những giàn khoan.
Spring from those drills.
Hỏi biển sâu ở đâu mỏ quý.
Ask the deep sea where the precious mines are
Mùa xuân hạnh phúc tình yêu, em hãy cười để mùa xuân thêm xuân.
Happy spring of love, laugh my dear so that spring is more spring-like.

nguồn: 50 năm miền Nam ca hát (TPHCM: Nxb Văn Nghệ TPHCM, 2003)

Bài ca "Mùa xuân từ những giếng dầu" không có trong tập nhạc Ca khúc Phạm Minh Tuấn (TPHCM: Nxb Văn Nghệ TPHCM, 2004) gồm 113 bài ca của nhạc sĩ. Có vẻ như ông không muốn đề cao bài hãt này. Dù Phạm Minh Tuấn không soạn ca khúc này theo tiết khiêu vũ này, các tác giả của quyển Âm nhạc mới Việt Nam: Tiến trình và thành tựu (Hà Nội: Viện Âm nhạc, 2000) viết đến bài ca này trong những chương về thanh nhạc sau 1975 xếp và bài ca này theo tiết tấu disco. "[T]iết tấu này đều đặn, nhưng ở tốc độ nhanh, sôi nổi rộn rã."

Nước Việt Nam Cộng Hòa không được tồn tại đến giai đoạn thịnh hạnh của nhạc disco. Thực ra nhạc disco đến với Việt Nam chủ yếu qua nhạc estrada của Liên Xô. Như vậy cái "tấm lòng Việt Nam Liên Xô" đã cho tiết tấu disco thâm nhập vào xứ Việt. Năm 1981 thì disco vẫn bị coi như có chất độc, đến 1984 thì nó phụ thuộc vào nhạc nhẹ.


Ca sĩ Mỹ Lan hát "Mùa xuân từ những giếng dầu." Mỹ Lan có tham gia văn nghệ Việt Nam Cộng Hòa khi còn trẻ và một thời là người vợ không hôn thư của Trần Thiện Thanh.